Đội bóng áo lính có lẽ đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm tại sân chơi cấp CLB cao nhất Châu Á.
Trận thua thứ 4 của Viettel
Sau trận thua ngược 1-3 trước BG Pathum thì cánh cửa đi tiếp vào vòng knock-out của Viettel gần như đã khép lại bởi họ mất tới 6 điểm trước đội bóng cùng cạnh tranh trực tiếp cho suất nhì bảng. Trận đấu trước Ulsan Hyundai mới đây chỉ giúp cho Viettel tiếp tục nhìn lại vấn đề của mình để chơi trận đấu tưng bừng trước Kaya FC, qua đó ngẩng cao đầu chia tay giải.
Sức mạnh của Ulsan Hyundai hẳn đã được kiểm chứng ở những lượt trận đầu tiên. Dù bước vào giải với tâm thế là nhà vô địch nhưng họ luôn gặp phải những khó khăn nhất định. Mặc dù vậy thì đại diện của Hàn Quốc vẫn biết cách vượt qua với sự vượt trội về mặt đẳng cấp cùng những con người có trình độ cao, đủ tạo ra sự đột biến.
Bởi vậy Ulsan Hyundai tiếp tục có chiến thắng trước CLB Viettel chỉ nhờ vào những miếng đánh cũ khi luôn tận dụng vào những pha leo biên để thực hiện đường tạt vào trong hoặc xâm nhập vào khu vực vòng 16m50 một cách đầy bất ngờ khiến đội bạn không kịp trở tay.
2 bàn thắng của Vako và Hinterseer hay tình huống tận dụng ở cột ai của Sehun trong cuộc trán vừa qua đã đủ để lột tả được sức mạnh của đội bóng đang chơi K-League. Họ là những con người vừa khéo léo và đánh đầu cũng cực kỳ giỏi. Đó là điểm chung của những CLB đang chơi tại AFC Champions League và cho thấy sự hiệu quả rõ rệt.
Nói vậy không phải để chê những ngoại binh của của Viettel bởi họ cũng là cũng cầu thủ ngoại có số má nhưng chưa có vệ tinh chất lượng để cung cấp nhiều bóng. Hơn hết họ thuộc tuýp cầu thủ chớp thời cơ nhanh chóng nhưng hầu hết những đường phản công của Viettel đều sớm bị bắt bài.
Viettel thực sự mạnh khi phòng ngự nhưng trong khâu tấn công chưa cho thấy sự khác biệt một cách rõ ràng. Bởi vậy họ phải nhận thêm trận thua trước Ulsan Hyundai và giúp cho CLB này có tấm vé sớm để lọt vào vòng trong.
Giải đấu để kiểm chứng thực lực
Dĩ nhiên, Viettel trước khi bước vào đấu trường C1 Châu Á đã xác định rõ được tinh thần chơi bóng của mình. Một sân chơi giúp đại diện của Việt Nam cọ xát, kiểm chứng được năng lực thực sự qua đó nhìn lại vấn đề và tìm ra cách khắc phục sớm khi quay trở lại V-League.
Đá 5 trận nhưng nhận tới 4 trận thua là đủ để đội bóng áo lính nhận ra sự khốc liệt của giải đấu. Những trận thua đều thấy rõ sự thiếu cân bằng trong lối chơi của Viettel dù họ thực sự kiên cường để chơi hết mình trên mọi mặt trận. Tuy nhiên cần để cho những đôi chân của đại diện Việt Nam chạm mặt đất.
2 trận thua trước BG Pathum là một đại diện của Thái Lan cho thấy đội bóng này đã tiệm cận đẳng cấp của các CLB hàng đầu Châu Á ra sao. Họ tận dụng tốt thời cơ mình có được, khai thác được điểm yếu của đối phương và chặn đứng những mũi nhọn trên hàng công bên phía Viettel.
Trong khi đó, hậu duệ Thể Công lại không duy trì những điểm tốt của mình trong suốt 90 phút của trận đấu ngoại trừ cuộc chạm trán với Kaya FC ở lượt trận thứ 2. Như thể, đội bóng mà HLV Jurgen Gede chỉ thiếu 1 chút nữa là đủ để hoàn thành nhiệm vụ của mình nhưng bằng một cách nào đó vẫn phải nhận những trận thua đáng tiếc.
Ngoài ra, Viettel cũng chưa cho thấy việc cải thiện tốt điểm yếu. Dễ hiểu bởi làm được nó không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần cả một quá trình trong khi AFC Champions League thi đấu theo thể thức cuốn chiếu nên rất khó cho đại diện của Việt Nam lật ngược được thế cờ.
Những trận thua để Viettel rút ra bài học và ở lượt trận cuối gặp Kaya FC, đội áo sẽ lính làm tất cả, giành 3 điểm tặng các khán giả theo dõi từ quê nhà.