Với việc giành chức vô địch SEA Games 12 lần liên tiếp trong 24 năm, Thái Lan đã tạo ra một triều đại riêng cho mình tại khu vực Đông Nam Á.
Nếu bóng chuyền nữ Philippines từng làm mưa làm gió một thời với 6 tấm HCV trước thế kỉ 21 thì Thái Lan đã thành lập nên một triều đại mới cho riêng mình kể từ SEA Games 1995 trên sân nhà.
Từ đó, Thái Lan đã giành 12 HCV liên tiếp của Đại hội Đông Nam Á ở bộ môn bóng chuyền nữ với thành tích bất bại. Tại kỳ Đại hội năm nay, Thái Lan đã không đưa "bộ 7 huyền thoại" sang Việt Nam thi đấu mà đặt niềm tin vào thế hệ mới với 10/14 thành viên đã có kinh nghiệm xuất ngoại.
Đội trưởng Ajcharaporn (Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia), Chatchuon (Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ), Pimpichaya (Nhật Bản, Indonesia), Kannika (Philippines), Sutadta (Philippines), Thatdao (Nhật Bản), Hattaya (Nhật Bản), Jarasporn (Nhật Bản), Pornpun (Nhật Bản và Indonesia), Piyanut (Azerbaijan và Kazakhstan). |
Liệu đội bóng xứ chùa vàng có thành công giành về tấm HCV thứ 15 (HCV thứ 13 liên tiếp) tại SEA Games 31 hay phải nhường lại ngôi "chị đại Đông Nam Á" cho một đội bóng khác? Được biết, cả 3 nước có khả năng cạnh tranh huy chương tại SEA Games 31 là Việt Nam, Philippines và Indonesia đều đang có mục tiêu giành ngôi vị cao nhất.
SEA Games 31 nội dung bóng chuyền nam và nữ sẽ diễn ra từ ngày 13/5 đến ngày 22/5 tại NTĐ Đại Yên (Quảng Ninh). Tham dự giải đấu gồm 5 nước là: chủ nhà Việt Nam, đương kim vô địch Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia.
Các đội tuyển tham dự sẽ đánh 1 vòng tròn tính điểm để chọn ra đội có số điểm cao nhất bước vào chung kết tranh chức vô địch và hai đội xếp kế sẽ cạnh tranh tấm huy chương đồng. Còn đội có điểm thấp nhất giải đấu thì xếp thẳng hạng 5.
Video tập luyện của cầu thủ cao nhất bóng chuyền Việt Nam - Nguyễn Duy Khánh