Xe máy điện ở Việt Nam: Bài toán về phạm vi hoạt động và hạ tầng sạc

Trang Trang
Thứ năm, 03/04/2025 18:30 PM (GMT+7)
A A+

Xe máy điện đang dần trở thành xu hướng tại Việt Nam nhờ chính sách hỗ trợ và sự phát triển công nghệ. Tuy nhiên, để cạnh tranh với xe xăng, các nhà sản xuất cần khắc phục thách thức về tầm vận hành và hạ tầng sạc.

Việt Nam đang là một trong những thị trường xe máy lớn nhất thế giới với hơn 70% dân số sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển chính.

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa xe máy điện và các dòng xe truyền thống đang ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt với sự tham gia của các thương hiệu nổi tiếng như Honda, Yamaha, VinFast, Yadea, Pega, cùng các hãng xe mới nổi khác.

Mặc dù xe máy truyền thống vẫn chiếm ưu thế tại nhiều quốc gia Đông Nam Á - nơi xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu, xe máy điện đang ngày càng chứng tỏ sức hút của mình nhờ vào các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ pin và xu hướng chuyển sang các phương tiện xanh.

xe-dap-dien

Nhiều ông lớn trong ngành như Honda, Yamaha, VinFast, Yadea và Gogoro đang mạnh tay đầu tư vào xe điện để không bỏ lỡ cơ hội trong cuộc chuyển đổi này. Các chuyên gia dự báo rằng trong vòng 5 - s10 năm tới, xe máy điện có thể dần thay thế xe máy truyền thống, đặc biệt ở các khu đô thị lớn.

Yêu cầu về quãng đường di chuyển và tâm lý người tiêu dùng

Theo ông Lê Hoàng Long - cựu CEO Pega và Giám đốc điều hành Giovani, một trong những thách thức lớn đối với các hãng xe điện là việc đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về tầm hoạt động của xe. 

Dù nhu cầu di chuyển trung bình của người Việt chỉ khoảng 27 km/ngày, nhưng thị trường lại yêu cầu xe máy điện có thể di chuyển từ 150 - 200 km sau mỗi lần sạc, ngang ngửa với xe xăng.

xe-dien-52302

Ông Long giải thích rằng, nỗi lo lớn nhất của người tiêu dùng khi sử dụng xe điện chính là "hết pin giữa đường". Khác với xe máy truyền thống có thể dễ dàng đổ nhiên liệu tại bất kỳ cây xăng nào, xe điện lại phụ thuộc vào thời gian sạc dài và mạng lưới trạm sạc còn thiếu. 

Người dùng muốn cảm thấy an tâm và không muốn bị gián đoạn giữa chừng trong hành trình của mình, vì vậy họ kỳ vọng xe điện phải có quãng đường hoạt động dài hơn, đảm bảo an toàn và thuận tiện khi sử dụng.

Những yếu tố tạo áp lực cho các nhà sản xuất xe điện

Ông Lê Hoàng Long cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt có xu hướng yêu thích những sản phẩm có công suất mạnh mẽ và nhiều tính năng, mặc dù họ không nhất thiết sẽ sử dụng tất cả các tính năng đó. 

Họ muốn một chiếc xe điện không chỉ có tầm hoạt động dài mà còn mang lại cảm giác hiện đại, mạnh mẽ và linh hoạt, giống như các phương tiện truyền thống mà họ đã quen thuộc.Chính vì vậy, việc nâng cấp công nghệ pin để đáp ứng những kỳ vọng này là một bài toán khó đối với các nhà sản xuất xe điện.

copy-of-fox-27-03893202503271527

Mặc dù nhu cầu di chuyển của người Việt không quá cao, khi trung bình một người chỉ di chuyển khoảng 27 km/ngày (người đi làm) và 11 km/ngày (học sinh), nhưng những lo ngại về vấn đề pin và hạ tầng sạc vẫn khiến họ mong muốn xe điện có thể di chuyển được quãng đường dài như xe máy truyền thống.

Các hãng xe điện hiện đang đối mặt với một bài toán khó khăn: Làm sao để cân bằng giữa dung lượng pin, giá thành và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng? 

Những mẫu xe có quãng đường di chuyển dưới 100 km sau mỗi lần sạc khó có thể cạnh tranh với xe xăng, vì chúng chủ yếu thu hút nhóm khách hàng học sinh, một thị trường đã gần như bão hòa.

Để có thể cạnh tranh với xe xăng, xe điện cần vượt qua rào cản về quãng đường di chuyển. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất xe điện phải cải tiến công nghệ và gia tăng khả năng di chuyển của xe, biến yếu tố này trở thành lợi thế thay vì là một điểm yếu.

Xem thêm